Tháng 02/2020 - PHAN THANH PHONG

Xin cho hỏi theo Nghị định số 100/2018/NĐ-CP

Điều 58b. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Điểm g) Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.

Như vậy điểm g này hiểu như thế nào cho đúng vì công ty mới thành lập xin năng lực hoạt động lần đầu. Chưa có năng lực hoạt động mới làm thủ tục xin thì làm gì có hợp đồng mà kê khai. Nếu vậy thì coi như  không thể xin năng lực hoạt động được sao?

Xin ảm ơn!

UBND XÃ HOÀ AN

Sau khi nghiên cứu, Sở Xây dựng có ý kiến trả lời như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy định chung tại Điều 58 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/72018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được quy định như sau:

“23. Bổ sung Điều 58b Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 58b. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;

b) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;

c) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);

d) Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;

đ) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;

e) Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);

g) Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.

h) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;

b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ năng lực đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại.

3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;

b) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Tổ chức thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”.”

 

Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 59 đến Điều 67 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 26 đến khoản 35 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/72018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Câu hỏi của ông Phan Thanh Phong không nêu cụ thể về lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng nên không thể trả lời cụ thể về Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định. Do đó, đề nghị Ông căn cứ vào từng lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và đối chiếu với quy định tại khoản 26 đến khoản 35 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP để thực hiện.

Lưu ý, đối với Công ty mới thành lập, nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì Ông đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng Hạng III. Theo đó, không yêu cầu Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai./.

 Phòng Kinh tế & Vật liệu xây dựng - Sở Xây dựng

Tháng 02/2020 - Nguyendt

Câu hỏi của bạn Nguyendt hỏi:

Kỹ sư XD&CN có được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật có kết cấu dạng tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, cột BTS không?

UBND XÃ HOÀ AN

Sau khi nghiên cứu nội dung câu hỏi của bạn Nguyendt, Sở Xây dựng Đồng Tháp có ý kiến như sau:

          Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Phần III Phụ lục I Nghị định số 46/2015/NĐ-CP thì tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, cột BTS thuộc công trình thông tin, truyền thông, loại công trình hạ tầng kỹ thuật. Cấp công trình được xác định tại mục 2.2.2 Phụ lục 2 Thông tư số 03/2016/TT-BXD.

           Tại Điểm g Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 15/10/2018 quy định sau: “g) Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kế các loại công trình hạ tầng kỹ thuật.”

            Để được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình có kết cấu dạng cột ăng ten, tháp thu phát sóng truyền thanh/truyền hình; cột BTS thuộc công trình thông tin, truyền thông thì anh Nguyendt gửi hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về Sở Xây dựng thông qua Trung tâm Kiểm soát thủ tục hành chính và Phục vụ hành chính công hoặc gửi hồ sơ qua Dịch vụ công trực tuyến Mức độ 3 tại Website của Sở Xây dựng.

            Lưu ý, đối với trường hợp văn bằng đào tạo của cá nhân không thể hiện rõ chuyên ngành thì phải bổ sung Bảng điểm thuộc nội dung chương trình đào tạo để làm cơ sở xác định chuyên môn thuộc chuyên ngành đề nghị cấp chứng chỉ.

            Trên đây là một số ý kiến của Sở Xây dựng Đồng Tháp, gửi đến anh Nguyendt để nghiên cứu thực hiện.

            Trân trọng./.

Tháng 10/2019 - Lê Hoàng Tuấn

Câu hỏi 1: Theo phụ lục I Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, phân loại công trình trong đó: 

III. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

2. Công trình thoát nước: Tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyến cống thoát nước thải; hồ điều hòa; trạm bơm nước mưa; công trình xử lý nước thải; trạm bơm nước thải; công trình xử lý bùn.

IV. CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

1. Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc các loại; đường ô tô, đường trong đô thị; đường nông thôn, bến phà...

=>> Như vậy cho hỏi công trình đường đan hoặc nhựa có tuyến cống thoát nước 2 bên ở các cụm tuyến dân cư thì được Phân loại công trình nào (Giao thông hay hạ tầng kỹ thuật, vì 2 mục đã nêu đều thõa theo loại công trình)? Hay có dựa vào kinh phí từng hạng mục mà xét hay không?

Câu hỏi 2: Đối với công trình đã nêu trên (đường đan hoặc nhựa có tuyến cống thoát nước 2 bên), chi phí xây lắp như sau: Hạng mục đường 2 tỷ, hạng mục thoát nước 2,5 tỷ , thì chi phí lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật  theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017  được xác định như thế nào:

1. Nội suy theo bảng số 4 phần III, lấy tổng 4,5 tỷ theo loại, cấp công trình được xác định. Ví dụ như sau:

- Hệ số nội suy theo loại, cấp công trình hệ số: "c"

Tổng chi phí lập BCKTKT = 4,5ty*(c)%

2. Nội suy theo bảng số 4 phần III từng hạng mục. Ví dụ như sau:

- Hệ số nội suy dựa vào chi phí XD Hạng mục đường hệ số: "a"

- Hệ số nội suy  dựa vào chi phí XD Hạng mục thoát nước hệ số "b"

Tổng chi phí lập BCKTKT = 2ty*(a)%+2,5ty*(b)%

3. Nội duy Nội suy theo bảng số 4 phần III từng hạng mục. Ví dụ như sau:

- Hệ số nội suy dựa vào chi phí Tổng chi phí XD 4,5 tỷ, loại công trình giao thông hệ số: "a"

- Hệ số nội suy dựa vào chi phí Tổng chi phí XD 4,5 tỷ, loại công trình thoát nước hệ số: "b"

Tổng chi phí lập BCKTKT = 2 tỷ*(a)%+2,5 tỷ*(b)%

=>>>Như vậy xác định chi phí lập BCKTKT theo phương án nào là đúng?

 

UBND XÃ HOÀ AN

Sau khi nghiên cứu và xem xét câu hỏi tình huống của bạn đọc Lê Hoàng Tuấn, Sở Xây dựng có ý kiến như sau:

          1. Về phân loại dự án, phân loại công trình:

          a) Căn cứ pháp luật

          - Về phân loại dự án

          + Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ) “1. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án. Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C

+ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 10/09/2015 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư công Dự án có nhiều hạng mục đầu tư thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, thì việc phân loại dự án theo ngành, lĩnh vực sẽ căn cứ vào cấu phần đầu tư theo ngành, lĩnh vực chiếm tỷ lệ vốn lớn nhất.

- Về phân loại công trình

          + Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật Xây dựng năm 2014 (hoặc khoản 1 Điều 8 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP) “…loại công trình được xác định theo công năng sử dụng, công trình được phân loại gồm: công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật,…”

          +  Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP “Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại công trình có một hoặc nhiều cấp công trình…”.

b) Căn cứ vào tình huống của bạn đọc.

Từ các cơ sở nêu trên, dự án có thể xác định theo dự án đầu tư xây dựng thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, dự án này thuộc loại dự án có nhiều loại công trình (công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông).

          2. Về chi phí lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật:

          Việc xác định chi phí lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được quy định tại mục 3 phần II của Quyết định 79/QĐ-BXD. Do đó, ứng với tình huống của bạn đọc nêu thì việc xác định chi phí lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo phương án 1 là có cơ sở (tỷ lệ áp dụng loại công trình hạ tầng kỹ thuật). Do công trình xây dựng có quy mô nhỏ; tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước (theo điểm b khoản 3 Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014; điểm b khoản 2 Điều 5 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP).

          Tuy nhiên, đối với các khoản mục chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, chi phí giám sát sẽ được xác định theo từng loại công trình (theo quy định tại mục 3.I phần II của Quyết định 79/QĐ-BXD.